Chuyển đến nội dung chính

Chỉ Số Đường Huyết Là Gì? Chỉ Số Đường Huyết Của Người Bình Thường Bao Nhiêu?

 Chỉ số đường huyết ai cũng cần nắm bắt để biết được tình trạng sức khỏe của mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tìm hiểu chi tiết về chỉ số đường huyết ngay sau đây. 

Hiện nay tình trạng bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa ở Việt Nam. Chính vì vậy việc theo dõi chỉ số đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ giúp bạn dễ dàng phòng ngừa bệnh cũng như điều trị bệnh tiểu đường. Cùng Blog Vì Một Sức Khỏe Tốt tìm hiểu chi tiết về chỉ số đường huyết là gì? Với người bình thường chỉ số như thế nào là đúng tiêu chuẩn nhé. 

Tìm hiểu khái niệm chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết được hiểu một cách đơn giản là giá trị nồng độ glucose ở trong máu được dùng mmol/L hay mg/ dL là đơn vị đo. Trong cơ thể con người nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng giờ, từng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. 

Việc duy trì ổn định chỉ số đường huyết trong máu là rất quan trọng, bởi vì nếu nồng độ glucose tăng lên sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là mắc chứng tiểu đường. Hơn thế còn để lại nhiều biến chứng khôn lường như mạch máu và thận. 

Chỉ số đường huyết thường được các chuyên gia chia thành 4 loại khác nhau. Gồm: đường huyết ngẫu nhiên, lúc đói, sau ăn và theo chỉ số HbA1C. Các chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nồng độ glucose trong máu. Từ đó giúp bạn xác định được bệnh của mình đang ở mức độ nào.

> Xem thêm: Đường huyết cao phải làm sao? Cách giảm đường huyết hiệu quả

Đường huyết mỗi người bao nhiêu được gọi là bình thường?

Chỉ số đường huyết bình thường đồng nghĩa việc bạn đang ở mức độ an toàn. Vậy chúng ta hãy cùng tin tức sức khỏe tìm hiểu chi tiết về chỉ số đường huyết bình thường như thế nào. Đồng thời nắm bắt hậu quả nếu để đường huyết tăng cao sẽ như thế nào? 

Chỉ số đường huyết người bình thường

Như đã giới thiệu ở trên một người bình thường sẽ sở hữu đường huyết như sau: 

  • Đường huyết ngẫu nhiên: Nếu bạn sở hữu chỉ số đường huyết trong khoảng 90 - 130 mg/ dL (tương đương 7,8 mmol/l) thì được gọi là bình thường. 

  • Đường huyết lúc đói: Nếu muốn xác định chỉ số đường huyết lúc đói, ít nhất bạn cần nhịn ăn trước đó 8h đồng hồ. Chỉ số lúc đói được xem là bình thường nếu dao động trong khoảng 70 - 92 mg/dL (tương đương 3.9 - 5.0 mmol/l).

  • Đường huyết sau ăn: Bạn cần thực hiện đo sau ăn 1 đến 2 giờ đồng hồ để đạt hiệu quả cao. Một người bình thường, mạnh khỏe sẽ sở hữu chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140 mg/dL (tương đương 7.8mmol/l).

  • Chỉ số khi xét nghiệm Hba1c: Nếu bạn đạt chỉ số dưới 48 mmol/l là bình thường, dưới 3.9 mmol/l là bị hạ đường huyết. 

Vì sao không nên để đường huyết tăng cao?

Khi nồng độ glucose ở mức bình thường đồng nghĩa với việc chúng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho các tế bào. Ngược lại nếu glucose tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng không được các tế bào hấp thụ và dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm. Tuyến tụy giảm khả năng tiết insulin gây ra tình trạng xơ cứng mạch máu. Khi mạch máu bị ảnh hưởng sẽ để lại rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: 

  • Các bệnh lý về thận, đặc biệt là tình trạng suy thận. 

  • Đột quỵ do bị nhồi máu não. 

  • Nhồi máu cơ tim. 

  • Thị lực kém có thể dẫn đến tình trạng bị mù. 

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng vì cơ thể sở hữu sức đề kháng kém. 

  • Các vết thương hở chậm lành, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng. 

Phương pháp duy trì đường huyết ổn định hiệu quả nhất 

Hiện nay có rất nhiều cách giúp bạn cân bằng chỉ số đường huyết khác nhau. Dưới đây là chi tiết một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân đối và khoa học 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết của mỗi người. Dựa theo hướng dẫn từ các chuyên gia, tỷ lệ chất dinh dưỡng cần hấp thụ vào cơ thể một cách hợp lý như sau:

  • Glucid chiếm khoảng từ 50 - 60%. 

  • Lipid chiếm khoảng từ 20 - 30%.

  • Protid chiếm khoảng từ 15 - 20%. 

Bạn cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày với thành phần dinh dưỡng đủ chất và không bị dư thừa. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi sẽ giúp bạn cân bằng đường huyết và tăng cường sức khỏe. 

> Quảng cáo: Viên uống đường huyết Maxi Blood Sugar Balance giúp cân bằng đường huyết tốt nhất của Úc.

Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày

Do đặc thù công việc hoặc quá bận rộn mà rất nhiều người không có thói quen tập thể dục mỗi ngày. Muốn cân bằng chỉ số đường huyết điều quan trọng là hãy tập thói quen thể dục thể thao thường xuyên. Đối với những bệnh nhân tiểu đường việc tập luyện sẽ đổ mồ hôi giúp bạn kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. 

Uống nhiều sữa rất tốt cho đường huyết

Dung nạp các thực phẩm từ sữa sẽ giúp người bệnh kháng insulin - một loại hormone quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết. Vì vậy hãy uống sữa mỗi ngày vừa giảm nguy cơ mắc tiểu đường lại có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên

Hãy chuẩn bị các trang thiết bị đo đường huyết tại nhà để đo đường huyết bất cứ lúc nào. Ngoài ra nên kiểm tra sức khỏe tổng thể ít nhất 1 năm/ 1 lần để có thể xét nghiệm đường huyết và kiểm soát các bệnh lý có nguy cơ đang ẩn nấp trong người. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ kiến thức về chỉ số đường huyết là gì do Blog Từ Một Sức Khỏe Tốt cập nhật và chia sẻ. Hãy trang bị cho mình những nội dung quan trọng trên đây để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời có những biện pháp phòng và trị bệnh tăng đường huyết hiệu quả, an toàn. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường gặp là gì?

Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện sớm nhưng khó nhận biết, gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, làm giảm khả năng nhìn rõ các chi tiết và màu sắc tại trung tâm thị giác. Cùng theo dõi nội dung của Blog Một Sức Khỏe Tốt chia sẻ trong bài viết để nhận biết những triệu chứng phổ biến của căn bệnh này và có biện pháp can thiệp kịp thời! Các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường gặp Thoái hóa điểm vàng , còn gọi là thoái hóa hoàng điểm, là một bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm khả năng cảm nhận ánh sáng và hình ảnh tại trung tâm thị giác. Tình trạng này ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như giao tiếp, đọc sách, xem tivi hoặc đi mua sắm. Bệnh có thể tiến triển âm thầm và rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện rất sớm nhưng không rõ ràng, khiến nhiều người không phát hiện kịp thời. Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng là: ...

Giải đáp thắc mắc bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là một hình thức vận động đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị thoái hóa khớp gối, việc tập luyện có thể gặp khó khăn do cơn đau nhức khớp tăng lên khi vận động. Vậy câu hỏi đặt ra là “ Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không ?” Trong bài viết này, cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối cũng như những lưu ý cần thiết để có một chế độ tập luyện an toàn và hiệu quả. Giải đáp bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường băn khoăn về việc có nên đi bộ hay không. Một số người lo ngại rằng việc này có thể tăng thêm áp lực lên khớp, làm tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đi bộ có thể là một phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng đau và cứng khớp. Khớp gối được cấu tạo từ xương và sụn khớp, trong đó sụn không có mạch máu nuôi dưỡng. Thay vào đó, nó dựa vào dịch khớp để nhận dinh dưỡng. V...

[Giải đáp] Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý hô hấp phổ biến, thường xảy ra vào mùa giao mùa. Bệnh do virus hợp bào RSV gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không và cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc trẻ. Bài viết này của Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cha mẹ có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Viêm tiểu phế quản là bệnh gì? Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh hô hấp dễ lây lan, ảnh hưởng đến các tiểu phế quản. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh từ 0-30 ngày tuổi. Nguyên nhân chính là virus hợp bào hô hấp (RSV) nhưng cũng có thể do virus khác hoặc vi khuẩn như Hæmophilus influenzae loại B. Thời điểm bùng phát thường từ giữa tháng 10 đến cuối mùa đông, cao điểm vào tháng 12. Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng thường nhẹ như cảm lạnh, dẫn đến sự lơ là trong công tác phòng n...

Bật mí 10 cách giảm đau gout tại nhà hiệu quả

  Gout là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của axit uric trong cơ thể. Những cơn đau gout có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm đau gout tại nhà bằng những phương pháp tự nhiên và đơn giản. Dưới đây cùng Blog Từ Một Sức Khỏe Tốt chia sẻ 10+ cách giảm đau gout tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay! Uống nhiều nước Một trong những cách giảm đau gout tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là uống đủ nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng đào thải acid uric trong cơ thể tỷ lệ thuận với lượng nước tiểu. Khi cơ thể thiếu nước, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến các cơn đau gút. Do đó, việc duy trì lượng nước đầy đủ giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric và giảm nguy cơ bùng phát bệnh. Theo một nghiên cứu chéo năm 2009, nếu uống từ 5 - 8 cốc nước (mỗi cốc 250ml) trong vòng 24 giờ, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ gặp phải cơn đau gout. Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước...

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng khi đối mặt với các vấn đề về mắt. Tăng nhãn áp là một bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và các phương pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ đôi mắt của bạn trong bài viết này cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt .  Tăng nhãn áp là gì? Trước khi tìm hiểu tăng nhãn áp có nguy hiểm không , bạn cần biết tăng nhãn áp là gì. Tăng nhãn áp, hay còn gọi là áp lực nội nhãn cao (IOP), là hiện tượng áp lực trong mắt vượt quá mức bình thường do quá trình thoát thủy dịch bị cản trở. Mắt liên tục sản sinh một lượng thủy dịch, nhưng ở người bị tăng nhãn áp, thủy dịch không thoát kịp thời dẫn đến áp suất trong mắt tăng cao. Áp suất mắt của bình thường nằm trong khoảng từ 11-21 mmHg. Khi áp lực trong mắt vượt qua ngưỡng này trong hai hoặc nhiều lần khám mắt, có thể người bệnh đã mắc tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp có thể xảy ra ở một h...

Chảy nước mắt sống là gì? Nguyên nhân & Cách điều trị

Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tự nhiên không thể kiểm soát, thường đi kèm với mờ mắt, sưng đỏ, nhiều ghèn và nước mắt liên tục. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là viêm tắc lệ đạo nhưng còn có nhiều yếu tố khác gây ra mà bạn cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe đôi mắt một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt. Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống là hiện tượng nước mắt chảy tự nhiên xuống mặt mà không có lý do rõ ràng. Thông thường, nước mắt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và giữ ẩm bề mặt nhãn cầu. Sau khi được tiết ra, nước mắt sẽ đi qua lệ đạo để dẫn xuống mũi. Tuy nhiên, khi tuyến lệ bị tắc nghẽn, nước mắt không thể thoát ra theo đường này mà chảy ra ngoài, dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người lớn trên 60 tuổi....

Trẻ em hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh gì?

Khi trẻ em hay nheo mắt , nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây chỉ là thói quen bình thường để giúp trẻ nhìn rõ hơn các vật ở xa hoặc gần. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng mắt của trẻ đang gặp vấn đề về thị lực hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khỏe mắt của trẻ. Vậy trẻ hay nheo mắt liên tục là dấu hiệu của những bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt . Trẻ em hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh gì? Trẻ em hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến mắt mà cha mẹ không nên xem nhẹ. Khi trẻ nheo mắt liên tục để nhìn các vật xung quanh có thể là cách để trẻ điều chỉnh tầm nhìn do không bắt được hình ảnh rõ ràng. Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thị lực như tật khúc xạ, viêm kết mạc hoặc thậm chí là mắt lác. Tật khúc xạ Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em hay nheo mắt. Các vấn đề như cận thị, viễn t...

Nguyên nhân đục thủy tinh thể & Cách điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực và mù lòa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi do quá trình lão hóa. Nhận biết sớm nguyên nhân đục thủy tinh thể và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn! Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về bệnh đục thủy tinh thể trong bài viết dưới đây của Blog Một Sức Khỏe Tốt. Đục thủy tinh thể là gì? Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt thường gặp khi thủy tinh thể – một thấu kính trong suốt nằm sau mống mắt – bị mờ đi, làm ánh sáng khó truyền qua và ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Thủy tinh thể ở trạng thái bình thường giúp điều tiết ánh sáng và hội tụ chúng tại võng mạc nhưng khi bị đục, thị lực của người bệnh suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân đục thủy tinh thể thường do sự biến đổi của các phân tử protein trong...

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa cơn hen?

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc để giảm thiểu triệu chứng. Các cơn hen cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và làm thế nào để ngăn ngừa cơn hen? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt để có cái nhìn toàn diện về bệnh lý này! Bệnh hen suyễn là gì? Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ hô hấp, gây viêm đường thở do phản ứng quá mức với các yếu tố dị ứng. Khi mắc bệnh, đường hô hấp của bệnh nhân trở nên nhạy cảm, khiến cơ trơn phế quản co thắt và tiết nhiều dịch nhầy, gây khó khăn trong việc hô hấp. Bệnh hen suyễn được phân thành hai loại chính: Hen nội sinh: Bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn đường hô hấp, không liên quan đến di truyền hay các bệnh lý nền. Hen ngoại sinh: Bệnh bộc phát khi tiếp xúc với dị nguyên, phổ biến ở trẻ em và người có tiền sử dị ứng. Bệnh hen suyễn có ngu...

Tìm hiểu triệu chứng viêm khớp dạng thấp và cách xử lý hiệu quả

  Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn phổ biến thường gặp. Bệnh có thể tấn công nhiều khớp như tay, gối và bàn chân gây ra đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Phát hiện sớm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh kịp thời thăm khám và điều trị từ đó giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này của Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ cung cấp thông tin về những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp mà bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình. Viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công mô khỏe mạnh chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Bệnh gây sưng đau cho các khớp như bàn tay, cổ tay và đầu gối có thể dẫn đến tổn thương xương và biến dạng khớp thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Cơ chế bệnh diễn ra qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Viêm màng khớp gây sưng đau với sự gia tăng tế bào miễn dịch trong dịch khớp. Giai đoạn 2: Mô xương phát triển, phá hủy sụn dẫn đến thu hẹp không gian kh...