Tăng đường huyết đột ngột là một tình trạng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Việc nhận biết sớm dấu hiệu của tình trạng này và áp dụng những biện pháp xử lý đúng cách là vô cùng quan trọng. Đường huyết cao phải làm sao? Bài viết này Blog Từ Một Sức Khỏe Tốt sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về tăng đường huyết đột ngột và cách xử lý an toàn ngay tại nhà để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Đường huyết cao là gì?
Đường huyết cao, hay tăng đường huyết, là tình trạng khi lượng glucose trong máu vượt mức bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cơ thể tiêu thụ thức ăn, glucose từ thực phẩm được chuyển hóa và đi vào máu. Insulin có nhiệm vụ đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu thiếu insulin hoặc cơ thể không đáp ứng đủ insulin, glucose không thể di chuyển vào tế bào mà bị tích tụ lại trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết.
Tăng đường huyết có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt là sau bữa ăn, khi lượng glucose trong máu tăng nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường huyết cao
Đường huyết cao không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tình trạng đường huyết cao đột ngột có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố di truyền đến lối sống không lành mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng cao:
Những yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng tăng đường huyết đột ngột, bao gồm:
Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tiểu đường.
Lịch sử từng mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Các vấn đề về tim mạch hoặc bị huyết áp cao.
Lối sống ít vận động, bị thừa cân hoặc béo phì.
Rối loạn khả năng xử lý và tiêu hóa đường của cơ thể.
Phụ nữ từng có tiền sử bệnh buồng trứng đa nang.
Nguyên nhân gây tăng đường huyết đột ngột thường gặp
Ngoài những yếu tố nguy cơ trên, một số nguyên nhân phổ biến khiến đường huyết tăng đột ngột như sau:
> Xem thêm: Sử dụng ngay viên cân bằng đường huyết Maxi Blood Sugar Balance của Wealthy Health hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn uống không khoa học có thể làm mất ổn định chỉ số đường huyết. Những thực phẩm chứa caffeine, carbohydrate, hoặc trái cây khô đều có nguy cơ làm tăng mức đường huyết. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột, đồ ngọt và thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng làm đường huyết tăng vọt. Thói quen bỏ bữa sáng hoặc ngủ muộn sẽ làm cơ thể sản sinh hormone cortisol, dẫn đến tình trạng rối loạn đường huyết.
Căng thẳng và áp lực tâm lý
Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng lượng đường huyết của cơ thể Khi bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra một số hormone, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức đường huyết. Tình trạng này thường gặp ở người trưởng thành và nếu không kiểm soát kịp thời, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Dùng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc trị bệnh có thể gây tác dụng phụ, làm tăng mức đường huyết. Các loại thuốc như corticosteroid, prednisone… khi được sử dụng trong quá trình điều trị có thể là nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột.
Các dấu hiệu nhận biết đường huyết tăng cao phổ biến
Khi đường huyết tăng đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng qua những dấu hiệu dễ nhận biết, tuy nhiên, chúng thường không quá rõ ràng ngay từ đầu. Một trong những biểu hiện điển hình là cảm giác đói và khát nước liên tục.
Có cảm giác đói và khát nước liên tục
Khi lượng đường trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ dễ cảm thấy đói và mệt mỏi. Điều này khiến bạn cảm thấy thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ ngọt. Đồng thời, khi mức đường huyết cao, cơ thể cần được cung cấp nước nhiều hơn để giúp cân bằng lượng đường. Do đó, khát nước cũng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị tăng đường huyết.
Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
Một dấu hiệu rõ rệt của tình trạng tăng đường huyết là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu đào thải lượng đường dư thừa qua thận, khiến thận phải làm việc quá sức. Việc này dẫn đến tình trạng đi tiểu tăng tần suất, và nếu không được kiểm soát, thận có thể suy yếu dần theo thời gian.
Cơ thể mệt mỏi và giảm cân
Mặc dù đường huyết cao, nhưng cơ thể lại không thể chuyển hóa chúng thành năng lượng. Tình trạng này khiến các tế bào thiếu dinh dưỡng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn có thể bị sụt cân đột ngột do cơ thể thiếu năng lượng.
Những triệu chứng đi kèm khác
Ngoài các dấu hiệu trên, người bị tăng đường huyết có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như:
Mắt mờ, nhìn không rõ
Chân tay tê bì, bứt rứt
Khó thở, nhịp tim nhanh
Đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt
Da và miệng khô, hơi thở có mùi trái cây lên men
Trong trường hợp nặng, có thể ngất xỉu hoặc đột quỵ
Đường huyết cao thì phải làm sao?
Tăng đường huyết đột ngột có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Đường huyết cao phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp giúp hạ đường huyết nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo:
Uống nhiều nước: Nước giúp đào thải lượng đường thừa trong máu ra ngoài qua nước tiểu, giảm lượng đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận, cao huyết áp, hoặc suy tim cần thận trọng khi áp dụng cách này.
Tiêm insulin: Nếu bạn đã được bác sĩ chỉ định tiêm insulin, việc tiêm từ 1 – 2 đơn vị insulin sẽ giúp giảm đường huyết nhanh chóng.
Uống trà xanh hoặc bột quế: Một cốc trà xanh hoặc 3 – 4 thìa bột quế có thể hỗ trợ giảm đường huyết hiệu quả.
Vận động nhẹ: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng trong 15 – 20 phút giúp cơ bắp tiêu hao glucose. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc sốt, không nên tập thể dục.
Đó là những cách giảm đường huyết tạm thời, tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến việc thay đổi lối sống để duy trì mức đường huyết ổn định lâu dài:
Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Sử dụng máy đo đường huyết cầm tay để kiểm tra mức đường huyết tại nhà, đặc biệt vào buổi sáng lúc đói, 2 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Ăn uống hợp lý: Tăng cường ăn rau có chất nhờn và giảm bớt tinh bột trong khẩu phần ăn.
Tập thể dục đều đặn: Rèn luyện cơ thể qua các bài tập thể dục mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe tốt.
Thực hành yoga hoặc thiền: Các phương pháp này giúp giảm căng thẳng, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức đường huyết.
Tuân thủ thuốc điều trị: Nếu bạn bị tiểu đường, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết.
Sử dụng thảo dược và thực phẩm chức năng: Các loại thảo dược tự nhiên và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định.
Tránh xa bia rượu và chất kích thích: Những chất này có thể làm tăng đường huyết và gây hại cho sức khỏe.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách giảm đường huyết hiệu quả và có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Nhận xét
Đăng nhận xét