Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, và viêm kết mạc mắt là một trong những bệnh phổ biến. Mặc dù viêm kết mạc lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả viêm kết mạc mắt ở trẻ em? Cùng tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Blog Một Sức Khỏe Tốt nhé.
Dấu hiệu viêm kết mạc mắt ở trẻ em thường gặp
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, dị ứng và ít gặp hơn là do nhiễm lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường biểu hiện thông qua một số triệu chứng dễ nhận biết dưới đây:


- Trẻ thường dụi mắt liên tục do cảm giác ngứa ngáy.
- Vùng mắt của trẻ sẽ có hiện tượng đỏ lên và sưng to hơn bình thường.
- Trẻ thường xuyên chảy nước mắt mà không rõ lý do.
- Có thể xuất hiện dịch màu vàng đặc, trắng hoặc xanh lá cây. Dịch này có thể làm mắt trẻ khó mở hơn, đặc biệt sau khi ngủ dậy.
- Trẻ tất dễ nhạy cảm và khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Trẻ có thể xuất hiện sưng hạch bạch huyết gần tai hoặc dưới hàm.
- Trẻ có thể kèm theo các dấu hiệu cảm cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp.
Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức:
- Trẻ bị sốt kèm theo đau mắt hoặc cơ thể run rẩy.
- Chảy nhiều dịch vàng hoặc xanh lá cây.
- Trẻ bị mờ mắt hoặc tầm nhìn suy giảm rõ rệt.
- Viêm kết mạc không cải thiện sau hai tuần điều trị.
> Đọc thêm: Trẻ em hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh gì?
Trẻ em mắc viêm kết mạc mắt điều trị bằng phương pháp gì?
Tùy vào mức độ viêm kết mạc, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến cho trẻ mắc viêm kết mạc mắt:


Điều trị viêm kết mạc mắt không kê đơn
Đối với những trường hợp viêm kết mạc nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng. Một trong những phương pháp thông dụng là thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9%. Loại thuốc này giúp làm sạch mắt, ngăn ngừa khô mắt, làm mềm và loại bỏ virus hoặc nhử dính. Phụ huynh có thể nhỏ mỗi mắt 2 giọt, lặp lại mỗi 2 giờ, đặc biệt là sau khi trẻ ngủ dậy.Ngoài ra, bổ sung Vitamin A + D cho trẻ cũng là cách tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Trường hợp viêm kéo dài trên 20 ngày, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thêm thuốc chứa Vitamin B và chondroitin để cải thiện tình trạng mắt.
Thuốc điều trị kê đơn
Trong trường hợp viêm kết mạc mắt ở trẻ em trở nặng hoặc có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kê đơn, bao gồm:Thuốc nhỏ mắt kháng sinh
Nếu trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt như Moxifloxacin, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, hoặc Cloramphenicol. Những loại thuốc này chỉ sử dụng tối đa trong 7 ngày. Nếu triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị.Thuốc nhỏ mắt kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, gây viêm loét giác mạc.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
Loại thuốc này được sử dụng khi cần chống viêm và giảm dịch nhầy trong mắt. Một số loại thuốc phổ biến là Prednisolon, Fluoromethason, Dexamethason và Hydrocortison. Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn (4-6 lần/ngày, không quá 10 ngày). Nếu lạm dụng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Chính vì vậy, sử dụng thuốc nhỏ chứa corticoid điều trị viêm kết mạc mắt cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.> Bảo vệ mắt của con bạn với viên ngậm sáng mắt cho bé Ocuberry Wealthy Health
Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
Để đảm bảo việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hiệu quả, cha mẹ nên đặt trẻ nằm yên trên bề mặt phẳng, nhẹ nhàng nhỏ thuốc vào góc mắt gần sống mũi. Thuốc sẽ lan đều mà không gây đau đớn, giúp làm sạch và điều trị vùng bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần giữ trẻ nghỉ ngơi, không đến trường để tránh lây lan cho trẻ khác và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, trẻ có thể quay lại học tập sau một ngày sử dụng thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng, thuốc kháng Histamin sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Dù là sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Lưu ý cần biết khi điều trị viêm kết mạc mắt ở trẻ
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc không được kê toa hoặc thuốc cũ của người khác. Điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng khó lường.Để đảm bảo việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hiệu quả, cha mẹ nên đặt trẻ nằm yên trên bề mặt phẳng, nhẹ nhàng nhỏ thuốc vào góc mắt gần sống mũi. Thuốc sẽ lan đều mà không gây đau đớn, giúp làm sạch và điều trị vùng bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần giữ trẻ nghỉ ngơi, không đến trường để tránh lây lan cho trẻ khác và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, trẻ có thể quay lại học tập sau một ngày sử dụng thuốc kháng sinh. Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng, thuốc kháng Histamin sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Dù là sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Nhận xét
Đăng nhận xét