Các nguyên nhân của bệnh loãng xương thường gặp

Nguyên nhân của bệnh loãng xương không thể kiểm soát
Những nguyên nhân của bệnh loãng xương thuộc nhóm này là các yếu tố tự nhiên mà chúng ta không thể thay đổi:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc loãng xương, nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác cũng tăng cao.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới, đặc biệt sau giai đoạn mãn kinh.
- Sắc tộc: Người có làn da vàng hoặc trắng thường có tỷ lệ loãng xương cao hơn người da đen.
Nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể kiểm soát
- Thiếu hụt hormone: Ở phụ nữ, estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Khi mức estrogen giảm, đặc biệt sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, nguy cơ loãng xương tăng cao. Ở nam giới, testosterone có vai trò bảo vệ xương. Khi nồng độ hormone này giảm, xương trở nên yếu đi
- Tiền sử gãy xương: Những người từng bị gãy xương có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn vì mật độ xương có thể đã suy giảm trước khi xảy ra gãy.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: Cơ thể thiếu các dưỡng chất như canxi, vitamin D và các khoáng chất khác sẽ làm xương mất đi sức mạnh tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều protein, rượu và cafe cũng có thể cản trở sự hấp thụ canxi, làm xương yếu đi.
- Bệnh lý: Một số bệnh như bệnh tiêu hóa, bệnh thận và các vấn đề liên quan đến tuyến giáp có thể gây suy giảm khả năng hấp thu canxi và làm mất cân bằng quá trình tái tạo xương.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống động kinh và hormone tuyến giáp có thể làm suy giảm mật độ xương nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Thiếu hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động làm suy giảm khả năng giữ gìn sức mạnh của xương, tăng nguy cơ loãng xương. Thể dục đều đặn giúp xương phát triển khỏe mạnh.
- Cân nặng thấp: Người có trọng lượng thấp, đặc biệt là phụ nữ nhỏ bé, dễ mắc loãng xương do khối lượng xương trong cơ thể ít.
- Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong thuốc lá gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thụ canxi và làm giảm hiệu quả của hormone estrogen trong việc bảo vệ xương.
Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiện nay
Phương pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc
Một trong những cách đơn giản để ngăn ngừa và điều trị loãng xương là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, hải sản, rau xanh… để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng canxi cần thiết. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế sử dụng rượu bia và tránh hút thuốc lá bởi các thói quen này có thể làm giảm sự hấp thu canxi trong cơ thể, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Vận động thể chất đều đặn là yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe xương và cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp. Đối với những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển thì có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc nẹp chỉnh hình để giảm áp lực lên cột sống và các vùng xương dễ bị tổn thương.
> Xương khớp khỏe mạnh với viên sụn cá mập Marine Blue Shark của Wealthy Health
Điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc
Bổ sung đủ canxi (1.000 - 1.200 mg/ngày) và vitamin D (800 - 1.000 IU/ngày) là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị loãng xương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chống hủy xương nhằm làm giảm tốc độ thoái hóa của xương:- Alendronate (Fosamax): Thuốc uống dạng viên, thường dùng một lần mỗi tuần để ngăn ngừa mất xương.
- Zoledronic acid: Thuốc truyền tĩnh mạch mỗi năm một lần, có tác dụng lâu dài trong việc ngăn chặn quá trình hủy xương.
- Calcitonin: Được chỉ định khi bệnh nhân bị gãy xương hoặc đau do loãng xương, thường kết hợp với thuốc nhóm bisphosphonate.
- Raloxifene (Evista): Dành riêng cho phụ nữ sau mãn kinh, giúp điều hòa hormone estrogen để bảo vệ xương.
Điều trị các biến chứng của bệnh loãng xương
Khi bệnh loãng xương tiến triển, nguy cơ gãy xương hoặc đau nhức xương sẽ tăng lên. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:- Giảm đau: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với liệu pháp giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Điều trị gãy xương: Sử dụng nẹp chỉnh hình, bơm xi măng vào đốt sống hoặc thay thế các đốt sống và khớp nếu tình trạng gãy xương nghiêm trọng.
- Điều trị lâu dài: Loãng xương là một bệnh lý cần điều trị lâu dài, thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ, kiểm tra mật độ xương định kỳ và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Duy trì thói quen sống lành mạnh cùng việc điều trị theo chỉ định sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ tái phát và kiểm soát tốt bệnh loãng xương trong thời gian dài.
Kết luận
Tóm lại, loãng xương là căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm và có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, duy trì thói quen vận động thường xuyên và theo dõi sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe xương khớp và cải thiện tình trạng bệnh!
Nhận xét
Đăng nhận xét