Chuyển đến nội dung chính

Danh sách các bệnh về phổi thường gặp và cách phòng ngừa

Điều kiện môi trường ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá và sự gia tăng của các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp đang khiến các bệnh về phổi trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều bệnh lý về phổi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ qua bài viết sau của Blog Một Sức Khỏe Tốt để hiểu rõ hơn về các bệnh về phổi thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả!

Viêm phổi

Viêm phổi là một trong các bệnh về phổi thường gặp ở những người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh này thường xảy ra khi phổi bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sốt cao, khó thở và đau ngực. Đối với trẻ nhỏ, viêm phổi còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu.

Viêm phế quản

Viêm phế quản xảy ra khi các ống phế quản bị viêm nhiễm, thường là do nhiễm virus hoặc các tác nhân kích ứng như khói thuốc, phấn hoa. Bệnh nhân thường gặp tình trạng ho kéo dài, khạc đờm và cảm giác khó chịu ở ngực. Mặc dù viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi sau vài tuần nhưng trong trường hợp các triệu chứng kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao hay đờm có máu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong các bệnh về phổi thường gặp nghiêm trọng, gây cản trở quá trình hô hấp do sự tắc nghẽn ở đường dẫn khí. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này thường là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc lâu dài với bụi và khói độc hại.

Để phòng ngừa bệnh COPD, bạn cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc và cải thiện chất lượng không khí trong môi trường sống. Đặc biệt, người bệnh cần phải duy trì việc chăm sóc sức khỏe phổi đều đặn để tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, nhất là đối với những người hút thuốc lá. Bệnh này có thể phát triển từ sự hình thành của khối u ác tính trong phổi và nhanh chóng lan rộng đến các cơ quan khác.

Có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Bỏ hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh này. Đồng thời, phát hiện bệnh sớm qua các xét nghiệm chẩn đoán là điều cần thiết để tăng cơ hội điều trị thành công.

Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng viêm nhiễm các mô bao bọc phổi và bên trong lồng ngực. Khi các mô này bị viêm, chúng cọ xát với nhau gây ra những cơn đau buốt ở vùng ngực, đặc biệt là khi bạn thở sâu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau ngực, khó thở và ho khan. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm virus, vi khuẩn, hoặc nấm cũng như một số loại thuốc hay chấn thương. Điều trị viêm màng phổi phụ thuộc vào nguyên nhân, các trường hợp nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong cơ thể, thường ở chân và di chuyển đến phổi. Cục máu đông này gây cản trở lưu thông máu và có thể làm tổn thương mô phổi. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, ho ra máu và có thể có hiện tượng sưng hoặc đau nhức ở chân. Để điều trị thuyên tắc phổi, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu và trong một số trường hợp nặng, cần can thiệp phẫu thuật.

Phù phổi

Phù phổi là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các túi khí của phổi, gây cản trở hô hấp và khiến người bệnh khó thở, đặc biệt là khi nằm. Những triệu chứng của phù phổi bao gồm nhịp tim nhanh, cảm giác ngột ngạt, ho có bọt hoặc thậm chí ho ra máu. Điều trị phù phổi bao gồm việc giảm áp lực lên phổi và sử dụng thuốc để loại bỏ chất lỏng dư thừa.

Xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi là một trong các bệnh về phổi thường gặp nghiêm trọng gây ra sự dày và cứng bất thường ở các mô phổi, làm giảm khả năng hấp thụ oxy. Người bệnh thường cảm thấy khó thở, ho khan không kiểm soát và dần dần xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn. Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra xơ hóa phổi nhưng bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường hoặc do tiếp xúc với virus. Phương pháp điều trị xơ hóa phổi chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi xảy ra khi người bệnh hít phải các loại bụi như amiăng, cát, đá hoặc than đá. Những hạt bụi này khi đi vào phổi sẽ gây viêm nhiễm và để lại sẹo. Người bệnh có thể không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài nhưng sau đó sẽ bắt đầu ho, khó thở và đau tức ngực. Phương pháp điều trị bệnh cung cấp oxy, sử dụng thuốc và các liệu pháp hô hấp để ngăn ngừa biến chứng.

Kết luận

Bệnh về phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, duy trì lối sống lành mạnh, tiêm phòng đầy đủ và tránh các tác nhân gây bệnh, bạn có thể bảo vệ lá phổi của mình luôn khỏe mạnh. Hy vọng thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp bạn biết được các bệnh về phổi thường gặp và đưa ra phương pháp phòng ngừa phù hợp!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường gặp là gì?

Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện sớm nhưng khó nhận biết, gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, làm giảm khả năng nhìn rõ các chi tiết và màu sắc tại trung tâm thị giác. Cùng theo dõi nội dung của Blog Một Sức Khỏe Tốt chia sẻ trong bài viết để nhận biết những triệu chứng phổ biến của căn bệnh này và có biện pháp can thiệp kịp thời! Các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường gặp Thoái hóa điểm vàng , còn gọi là thoái hóa hoàng điểm, là một bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm khả năng cảm nhận ánh sáng và hình ảnh tại trung tâm thị giác. Tình trạng này ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như giao tiếp, đọc sách, xem tivi hoặc đi mua sắm. Bệnh có thể tiến triển âm thầm và rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện rất sớm nhưng không rõ ràng, khiến nhiều người không phát hiện kịp thời. Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng là: ...

Giải đáp thắc mắc bị thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là một hình thức vận động đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị thoái hóa khớp gối, việc tập luyện có thể gặp khó khăn do cơn đau nhức khớp tăng lên khi vận động. Vậy câu hỏi đặt ra là “ Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không ?” Trong bài viết này, cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối cũng như những lưu ý cần thiết để có một chế độ tập luyện an toàn và hiệu quả. Giải đáp bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường băn khoăn về việc có nên đi bộ hay không. Một số người lo ngại rằng việc này có thể tăng thêm áp lực lên khớp, làm tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đi bộ có thể là một phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng đau và cứng khớp. Khớp gối được cấu tạo từ xương và sụn khớp, trong đó sụn không có mạch máu nuôi dưỡng. Thay vào đó, nó dựa vào dịch khớp để nhận dinh dưỡng. V...

[Giải đáp] Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý hô hấp phổ biến, thường xảy ra vào mùa giao mùa. Bệnh do virus hợp bào RSV gây ra và thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không và cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc trẻ. Bài viết này của Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp cha mẹ có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Viêm tiểu phế quản là bệnh gì? Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh hô hấp dễ lây lan, ảnh hưởng đến các tiểu phế quản. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh từ 0-30 ngày tuổi. Nguyên nhân chính là virus hợp bào hô hấp (RSV) nhưng cũng có thể do virus khác hoặc vi khuẩn như Hæmophilus influenzae loại B. Thời điểm bùng phát thường từ giữa tháng 10 đến cuối mùa đông, cao điểm vào tháng 12. Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng thường nhẹ như cảm lạnh, dẫn đến sự lơ là trong công tác phòng n...

Bật mí 10 cách giảm đau gout tại nhà hiệu quả

  Gout là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của axit uric trong cơ thể. Những cơn đau gout có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm đau gout tại nhà bằng những phương pháp tự nhiên và đơn giản. Dưới đây cùng Blog Từ Một Sức Khỏe Tốt chia sẻ 10+ cách giảm đau gout tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay! Uống nhiều nước Một trong những cách giảm đau gout tại nhà đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là uống đủ nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng đào thải acid uric trong cơ thể tỷ lệ thuận với lượng nước tiểu. Khi cơ thể thiếu nước, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến các cơn đau gút. Do đó, việc duy trì lượng nước đầy đủ giúp tăng cường quá trình đào thải acid uric và giảm nguy cơ bùng phát bệnh. Theo một nghiên cứu chéo năm 2009, nếu uống từ 5 - 8 cốc nước (mỗi cốc 250ml) trong vòng 24 giờ, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ gặp phải cơn đau gout. Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước...

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng khi đối mặt với các vấn đề về mắt. Tăng nhãn áp là một bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và các phương pháp điều trị hiệu quả để bảo vệ đôi mắt của bạn trong bài viết này cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt .  Tăng nhãn áp là gì? Trước khi tìm hiểu tăng nhãn áp có nguy hiểm không , bạn cần biết tăng nhãn áp là gì. Tăng nhãn áp, hay còn gọi là áp lực nội nhãn cao (IOP), là hiện tượng áp lực trong mắt vượt quá mức bình thường do quá trình thoát thủy dịch bị cản trở. Mắt liên tục sản sinh một lượng thủy dịch, nhưng ở người bị tăng nhãn áp, thủy dịch không thoát kịp thời dẫn đến áp suất trong mắt tăng cao. Áp suất mắt của bình thường nằm trong khoảng từ 11-21 mmHg. Khi áp lực trong mắt vượt qua ngưỡng này trong hai hoặc nhiều lần khám mắt, có thể người bệnh đã mắc tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp có thể xảy ra ở một h...

Chảy nước mắt sống là gì? Nguyên nhân & Cách điều trị

Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tự nhiên không thể kiểm soát, thường đi kèm với mờ mắt, sưng đỏ, nhiều ghèn và nước mắt liên tục. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là viêm tắc lệ đạo nhưng còn có nhiều yếu tố khác gây ra mà bạn cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe đôi mắt một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt. Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống là hiện tượng nước mắt chảy tự nhiên xuống mặt mà không có lý do rõ ràng. Thông thường, nước mắt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và giữ ẩm bề mặt nhãn cầu. Sau khi được tiết ra, nước mắt sẽ đi qua lệ đạo để dẫn xuống mũi. Tuy nhiên, khi tuyến lệ bị tắc nghẽn, nước mắt không thể thoát ra theo đường này mà chảy ra ngoài, dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người lớn trên 60 tuổi....

Tìm hiểu triệu chứng viêm khớp dạng thấp và cách xử lý hiệu quả

  Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn phổ biến thường gặp. Bệnh có thể tấn công nhiều khớp như tay, gối và bàn chân gây ra đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Phát hiện sớm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh kịp thời thăm khám và điều trị từ đó giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết này của Blog Một Sức Khỏe Tốt sẽ cung cấp thông tin về những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp mà bạn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của mình. Viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công mô khỏe mạnh chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Bệnh gây sưng đau cho các khớp như bàn tay, cổ tay và đầu gối có thể dẫn đến tổn thương xương và biến dạng khớp thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Cơ chế bệnh diễn ra qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Viêm màng khớp gây sưng đau với sự gia tăng tế bào miễn dịch trong dịch khớp. Giai đoạn 2: Mô xương phát triển, phá hủy sụn dẫn đến thu hẹp không gian kh...

Nguyên nhân đục thủy tinh thể & Cách điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực và mù lòa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi do quá trình lão hóa. Nhận biết sớm nguyên nhân đục thủy tinh thể và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn! Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về bệnh đục thủy tinh thể trong bài viết dưới đây của Blog Một Sức Khỏe Tốt. Đục thủy tinh thể là gì? Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt thường gặp khi thủy tinh thể – một thấu kính trong suốt nằm sau mống mắt – bị mờ đi, làm ánh sáng khó truyền qua và ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Thủy tinh thể ở trạng thái bình thường giúp điều tiết ánh sáng và hội tụ chúng tại võng mạc nhưng khi bị đục, thị lực của người bệnh suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân đục thủy tinh thể thường do sự biến đổi của các phân tử protein trong...

Trẻ em hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh gì?

Khi trẻ em hay nheo mắt , nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây chỉ là thói quen bình thường để giúp trẻ nhìn rõ hơn các vật ở xa hoặc gần. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng mắt của trẻ đang gặp vấn đề về thị lực hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khỏe mắt của trẻ. Vậy trẻ hay nheo mắt liên tục là dấu hiệu của những bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Blog Một Sức Khỏe Tốt . Trẻ em hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh gì? Trẻ em hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến mắt mà cha mẹ không nên xem nhẹ. Khi trẻ nheo mắt liên tục để nhìn các vật xung quanh có thể là cách để trẻ điều chỉnh tầm nhìn do không bắt được hình ảnh rõ ràng. Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thị lực như tật khúc xạ, viêm kết mạc hoặc thậm chí là mắt lác. Tật khúc xạ Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em hay nheo mắt. Các vấn đề như cận thị, viễn t...

Những tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp và cách phòng ngừa

Hiện nay, trẻ em được cha mẹ cho tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ rất sớm. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng các vấn đề về tật khúc xạ . Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nhận biết rõ các tật khúc xạ ở trẻ em có thể gặp phải. Để bảo vệ thị lực cho con, cha mẹ cần nắm rõ thông tin về những tật khúc xạ phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Cùng tìm hiểu rõ trong bài viết này của Blog Một Sức Khỏe Tốt nhé. Tật khúc xạ là gì? Tật khúc xạ là hiện tượng khi mắt không thể điều chỉnh ánh sáng vào đúng võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ. Đây là một vấn đề phổ biến ở trẻ em hiện nay và nguyên nhân chính thường xuất phát từ việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài, đặc biệt là khi trẻ dùng các thiết bị điện tử mà không có sự kiểm soát. Khi mắt trẻ phải điều tiết liên tục, lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và phát triển các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Bên cạnh đó, tư thế ngồi học không đúng cách cũng góp phần làm tă...